BCN Khoa, Thư ký, Trưởng ngành

I. BAN CHỦ NHIỆM KHOA
1. TS. GVC. NGUYỄN QUÝ TUẤN - TRƯỞNG KHOA
a) Quản lý chung
Trưởng khoa có quyền và trách nhiệm lãnh đạo, quản lý chung toàn bộ hoạt động của Khoa Lý - Hóa:
- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về mọi hoạt động của Khoa;
- Đại diện Khoa làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp và đối tác bên ngoài;
- Xây dựng chiến lược phát triển Khoa và các kế hoạch hành động.
b) Trực tiếp phụ trách các mảng công tác
- Tổ chức, nhân sự;
- Tài chính;
- Cơ sở vật chất, thiết bị;
- Đào tạo, bồi dưỡng;
- Hợp tác quốc tế;
- Thi đua, khen thưởng.
c) Mục tiêu trọng tâm: "Điều phối, tối ưu hóa nguồn lực, xây dựng Khoa phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đào tạo".
2. TS. GVC. ĐINH VĂN TẠC - PHÓ TRƯỞNG KHOA
a) Hỗ trợ Trưởng khoa
Phó Trưởng khoa có quyền và trách nhiệm hỗ trợ Trưởng khoa lãnh đạo, quản lý các hoạt động của Khoa:
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về mọi hoạt động trong các mảng công tác được phân công;
- Thay mặt Trưởng khoa quản lý các hoạt động của Khoa khi được ủy quyền;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa.
b) Trực tiếp phụ trách các mảng công tác
- Người học, thư viện;
- Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin;
- Hành chính, văn thư;
- Khảo thí, bảo đảm chất lượng;
- Truyền thông, tuyển sinh.
c) Mục tiêu trọng tâm: "Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và bảo đảm chất lượng đào tạo".
3. Thư ký khoa 1: Phạm Thị Lam Giang
a) Có quyền và trách nhiệm thực hiện các công việc theo phân công của Trưởng khoa và Phó Trưởng khoa.
b) Trực tiếp phụ trách tiếp nhận và tham mưu xử lý công văn các mảng công tác:
- Tổ chức, nhân sự;
- Cơ sở vật chất, thiết bị;
- Đào tạo, bồi dưỡng;
- Hợp tác quốc tế;
- Thi đua, khen thưởng;
c) Có nghĩa vụ hỗ trợ Thư ký 2 trong những trường hợp đột xuất.
4. Thư ký khoa 2: Nguyễn Thị Tùng
a) Có quyền và trách nhiệm thực hiện các công việc theo phân công của Trưởng khoa và Phó Trưởng khoa.
b) Trực tiếp phụ trách tiếp nhận và tham mưu xử lý công văn các mảng công tác:
- Người học, thư viện;
- Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin;
- Hành chính, văn thư;
- Khảo thí, bảo đảm chất lượng;
- Truyền thông, tuyển sinh.
c) Có nghĩa vụ hỗ trợ Thư ký 1 trong những trường hợp đột xuất.
II. TRƯỞNG NGÀNH
 
Khoa có 5 trưởng ngành sau:
TS. Đỗ Thị Thúy Vân – Trưởng ngành Sư phạm hóa học

TS. Phùng Việt Hải –Trưởng ngành Sư phạm vật lý
TS. Lê Thanh Huy – Trưởng ngành Sư phạm KHTN
PGS.TS. Võ Thắng Nguyên – Trưởng ngành Hóa học
TS. Đinh Thanh Khẩn – Trưởng ngành vật lý kỹ thuật
1. Vai trò của Trưởng ngành
  • Trưởng ngành là vị trí việc làm có tính chất đặc thù, được hưởng phụ cấp trách nhiệm, do Trưởng khoa đề xuất và Hiệu trưởng ra quyết định giao nhiệm vụ.
  • Là người giúp Trưởng khoa tổ chức, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển ngành được phân công.
  • Là người xác định rõ đặc trưng của ngành đào tạo do mình phụ trách (nền tảng lý thuyết và nghiệp vụ chính; năng lực người học cần đạt; vị trí việc làm sau tốt nghiệp; điểm nổi bật, khác biệt của ngành tại Trường so với các trường khác, …)
2. Nhiệm vụ cụ thể của Trưởng ngành
2.1. Lĩnh vực đào tạo, khảo thí và bảo đảm chất lượng
a) Trưởng ngành chủ trì:
  • Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát các hoạt động về đào tạo, khảo thí và bảo đảm chất lượng theo kế hoạch đã phê duyệt của Trường, Khoa.
  • Chủ trì tổ chức rà soát, cập nhật chương trình đào tạo (CTĐT) theo kế hoạch: tổ chức hội thảo, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia, giảng viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng, … để hoàn thiện CTĐT theo hướng tích hợp, đáp ứng chuẩn đầu ra và nhu cầu xã hội.
  • Chủ trì tổ chức biên soạn và phê duyệt đề cương chi tiết học phần, học liệu.
  • Dự kiến phân công giảng viên giảng dạy các học phần trong CTĐT.
  • Chủ trì tổ chức các hoạt động tư vấn học tập cho sinh viên ngành.
  • Chủ trì triển khai các hoạt động tuyển sinh, truyền thông về ngành.
  • Chủ trì tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi/ học liệu số hóa cho các học phần trong CTĐT; phê duyệt đề thi và đáp án đảm bảo phù hợp chuẩn đầu ra của học phần.
  • Chủ trì giám sát tiến độ và bảo đảm chất lượng thực hiện CTĐT: phân tích kết quả học tập, kết quả khảo sát, phản hồi từ các bên liên quan để cải tiến học phần/ CTĐT.
  • Chủ trì tổ chức xây dựng báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn kiểm định CTĐT; phối hợp tổ chức các hoạt động kiểm định chất lượng chương trình đào tạo (tự đánh giá, đánh giá ngoài...).
  • Chủ trì tổ chức các hoạt động học thuật, ngoại khóa gắn với chuẩn đầu ra.
b) Trưởng ngành tham mưu:
  • Tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành phù hợp định hướng phát triển của Khoa và Trường.
  • Tham mưu quy hoạch đội ngũ giảng viên chuyên môn cho ngành.
  • Tham mưu đề xuất các chương trình đào tạo tích hợp, liên kết đào tạo.
  • Tham mưu các phương án kết nối ngành học với doanh nghiệp, trường phổ thông, cựu sinh viên, đơn vị tuyển dụng.
  • Tham mưu xây dựng các tiêu chí đánh giá học phần và CTĐT.
  • Tham mưu, giới thiệu nhân sự thực hiện công tác tự đánh giá CTĐT, kiểm định chất lượng.
2.2. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học
a) Trưởng ngành chủ trì
  • Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát các hoạt động về nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã phê duyệt của Trường, Khoa.
  • Chủ trì xây dựng kế hoạch NCKH theo định hướng phát triển ngành.
  • Chủ trì tổ chức hội thảo chuyên ngành, seminar khoa học định kỳ.
  • Chủ trì định hướng đề tài NCKH cho sinh viên và giảng viên trong ngành.
  • Chủ trì thành lập, điều phối hoạt động các nhóm nghiên cứu chuyên sâu theo lĩnh vực ngành học.
b) Trưởng ngành tham mưu
  • Tham mưu xây dựng định hướng NCKH của Khoa theo đặc thù ngành.
  • Tham mưu đề xuất đề tài, nhiệm vụ NCKH các cấp.


 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây