Học văn bằng hai trình độ đại học hệ chính quy tại khoa Hóa

Thứ hai - 14/05/2018 23:14
Bạn chuẩn bị thi vào ngành hóa học, muốn học chương trình 2 là sư phạm hóa học có được không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể.
Học văn bằng hai trình độ đại học hệ chính quy tại khoa Hóa
Học văn bằng hai trình độ đại học hệ chính quy tại khoa Hóa
1. Chương trình 2 là gì?
Đào tạo chương trình thứ hai là hình thức đào tạo cho phép sinh viên có thể đăng ký học thêm một chương trình thứ hai (học cùng lúc hai chương trình) để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
2. Ưu điểm của chương trình 2
Chỉ cần các em đỗ một ngành bất kỳ trong khoa Hóa  như Ngành hóa học, Khoa học môi trường (mới điểm đầu vào không cao), sau khi học xong năm thứ nhất với những điều kiện bên dưới là các em có thể đăng ký  bất kỳ ngành nào trong ĐH Sư phạm với mức điểm cao hơn như Sư Phạm Hóa, Sư Phạm Toán....
3  Điều kiện để được đăng ký học chương trình 2
Sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai phải có đủ các điều kiện sau:
-    Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất và sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu;
-    Ngành đào tạo ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo ở chương trình thứ nhất (Theo danh mục ngành đào tạo của ĐHĐN);
-    Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;
-    Không đang theo học chương trình thứ hai khác tại một trường thành viên thuộc ĐHĐN và chỉ được xét học cùng lúc hai chương trình một lần trong suốt khóa học;
-    Trình độ đào tạo ở chương trình thứ hai không cao hơn trình độ đào tạo ở chương trình thứ nhất.
4. Cách thức đăng ký học chương trình 2
Đăng ký học chương trình thứ hai tại trường khác trường đang học chương trình thứ nhất được thực hiện theo quy trình sau :
-    Bước 1. Sinh viên nộp đơn đăng ký học cho Phòng Đào tạo trường đang học chương trình thứ nhất vào đầu mỗi học kỳ.
-    Bước 2. Sau khi xem xét thấy sinh viên đủ điều kiện được học chương trình thứ hai, Phòng Đào tạo trường sinh viên đang học chương trình thứ nhất trình Hiệu trưởng ký phê duyệt đồng ý cho phép sinh viên đăng ký học chương trình thứ hai ở trường khác và cấp cho sinh viên bảng kết quả học tập và xếp hạng học lực tại thời điểm đăng ký học chương trình thứ hai để sinh viên nộp cho trường đăng ký học chương trình thứ hai.
-    Bước 3. Sinh viên nộp cho Phòng Đào tạo của trường đào tạo chương trình thứ hai hồ sơ đăng ký học, gồm: Đơn đăng ký học đã có phê duyệt cho phép của Hiệu trưởng trường đang học;  Bảng kết quả học tập và xếp hạng học lực của chương trình thứ nhất tại thời điểm đăng ký học chương trình thứ hai; Hồ sơ sinh viên theo quy định.
-    Bước 4. Sau khi kiểm tra hồ sơ, xem xét thấy sinh viên đủ điều kiện được học chương trình thứ hai và trường đủ năng lực đào tạo, Phòng Đào tạo chương trình thứ hai trình Hiệu trưởng ký quyết định đồng ý tiếp nhận sinh viên vào học chương trình thứ hai, sau đó gửi toàn bộ hồ sơ liên quan đến Ban Đào tạo Đại học Đà Nẵng.
-    Bước 5. Ban Đào tạo trình Giám đốc Đại học Đà Nẵng ký quyết định cho phép sinh viên được học chương trình thứ hai.
5. Thời gian và kế hoạch học tập
-    Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất;
-    Kế hoạch học tập theo chương trình thứ hai tuân thủ kế hoạch chung của trường đào tạo và quy định của Quy chế đào tạo hiện hành.
6. Khối lượng học tập được phép đăng ký học
-    Khối lượng học tập tối thiểu sinh viên phải đăng ký cho mỗi học kỳ chính ở chương trình thứ hai, trừ học kỳ cuối khóa học ở chương trình thứ nhất hoặc thứ hai, là 3 tín chỉ;
-    Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ;
-    Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập tối đa đối với sinh viên xếp hạng học lực bình thường;
-    Sinh viên xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất hoặc chương trình thứ hai (điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00) không được đăng ký các học phần mới của chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
7. Công nhận kết quả học tập và xét tốt nghiệp
-    Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương ở chương trình thứ nhất;
-    Không dùng kết quả học tập ở chương trình thứ hai để xét học bổng và các hình thức khen thưởng khác;
-    Không thực hiện các chế độ miễn giảm, các chính sách xã hội khi đào tạo chương trình thứ hai;
-    Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai nếu đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và chưa vượt quá thời gian tối đa theo quy định;
-    Điểm trung bình tích lũy của sinh viên để xếp hạng tốt nghiệp ở chương trình thứ hai bao gồm điểm các học phần đã tích lũy ở chương trình thứ hai và điểm các học phần tương đương đã tích lũy ở chương trình thứ nhất;
-    Bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai là bằng tốt nghiệp hệ chính quy.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay3,795
  • Tháng hiện tại76,376
  • Tổng lượt truy cập1,270,832
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây